Cùng với mẫu hình chiếc cốc-tay cầm và hai đáy, nền giá phẳng là một trong ba mẫu hình phổ biến và sinh lợi được giới thiệu bởi William O’Neil trong cuốn sách “How To Make Money In Stock (Làm Giàu Từ Chứng Khoán)”.
Thường Đóng Vai Trò Là Nền Giá Thứ Hai Trong Mẫu Hình “Nền Giá Chồng Trên Nền Giá”
- Nền giá phẳng thường xuất hiện sau khi cổ phiếu thiết lập mẫu hình chiếc cốc-tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy.
- Mở ra cơ hội mua mới hoặc bổ sung thêm cổ phiếu cho vị thế hiện tại.
- Mức độ sụt giảm nhẹ hơn nhiều so với mẫu hình chiếc cốc-tay cầm và mẫu hình hai đáy.
- Khoảng thời gian hình thành nền giá phẳng cũng ngắn hơn (tối thiểu 5 tuần).
Học Cách Nhận Diện Chính Xác Nền Giá Phẳng
Nhớ lại tôi đã từng đề cập các cổ phiếu tốt nhất thường thiết lập “các viên đá bậc thang” như thế nào khi chúng xuất hiện sóng tăng giá mạnh mẽ. Chúng sẽ tăng một đoạn, sau đó điều chỉnh (hay kéo ngược) để thiết lập một nền giá mới, rồi tiếp tục quay trở lại xu hướng tăng (chính điều này mang lại cho bạn nhiều cơ hội để kiếm tiền).
Nền giá phẳng là một ví dụ điển hình cho điều này. Chúng thường xuất hiện sau khi cổ phiếu đã có một mức tăng giá mạnh từ điểm phá vỡ của mẫu hình chiếc cốc tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy. Đó là lý do tại sao chúng được xem là nền giá “thứ hai” trong mẫu hình “nền giá chồng trên nền giá”.
- Xuất Hiện Chuyển Động Giá Đi Ngang (Sideways) Để “Tiêu Hóa” Đợt Tăng Giá Trước Đó: Cổ phiếu sau khi tạo điểm phá vỡ từ mẫu hình chiếc cốc-tay cầm hoặc mẫu hình hai đáy, sẽ tăng giá ít nhất 20%. Lúc này, cổ phiếu bắt đầu đi ngang để hình thành nền giá phẳng. Mức giảm giá trong nền giá phẳng là nhẹ nhàng hơn nhiều so với các mẫu hình khác, chưa tới 15%. Khung giá biến động luôn khá chặt trong suốt nền giá. Điều này cho thấy các nhà đầu tư tổ chức, những người đã mua hàng trăm ngàn cổ phiếu hoặc nhiều hơn đã thiết lập một vị thế lớn, đang lặng lẽ mua thêm cổ phiếu trong một vùng giá nhất định. Điều này là vì họ muốn tăng vị thế nắm giữ nhưng không muốn làm tăng mạnh giá vốn bình quân.
- Hỗ Trợ và Kháng Cự: Một lần nữa điểm mua được xác định bằng cách cộng 10 cent vào vùng kháng cự gần nhất- chính là điểm cao nhất bên trong nền giá phẳng. Cho đến khi cổ phiếu bứt phá qua “mức trần” này (đi kèm với khối lượng lớn), cổ phiếu chưa thể tạo ra sóng tăng giá mạnh mẽ.
- Cú Rũ Bỏ: Nền giá phẳng cũng có cách rũ bỏ riêng mà bạn cần theo dõi. Thay vì đó là một cú bán tháo nhanh (người dịch: giống như cây pin bar) ở tay cầm hoặc “cú móc” ở mẫu hình hai đáy, nền giá phẳng loại bỏ các nhà đầu tư yếu bằng những cú mài chậm. Chính hành động giá đi ngang khiến các nhà đầu tư yếu bị loại bỏ vì mất kiên nhẫn và bán cổ phiếu đi.
Sau đây là danh sách một số đặc điểm chính mà bạn cần phải tìm kiếm ở nền giá phẳng.
- Xu hướng tăng trước đó: 30% hoặc nhiều hơn.
- Chiều sâu nền giá: 15% hoặc ít hơn.
- Chiều dài nền giá: Ít nhất 5 tuần (Tuần giảm giá đầu tiên ở trong nền giá được tính là Tuần #1.)
- Điểm mua lý tưởng: Cao hơn 10 cent so với đỉnh cao nhất của nền giá. Vùng mua lý tưởng: Từ điểm mua lý tưởng cho đến cao hơn điểm mua lý tưởng 5%. Luôn luôn mua gần điểm mua lý tưởng nhất có thể! Khối lượng tại ngày xảy ra điểm phá vỡ: Ít nhất tăng 40%-50% so với khối lượng giao dịch bình quân.
Ví dụ tại Vietnam.
Cổ phiếu GAS vào tháng 11.2018 đã thiết lập nền giá phẳng để tăng 100% trong 5 tháng sau đó.
Nguồn: Elibook
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
TỦ SÁCH ĐẦU TƯ