Ứng Dụng Hệ Thống Giao Dịch “Ba Khung Thời Gian Của Alexander Elder” & “Hệ Thống Đẩy” – Ví Dụ Trường Hợp Của BID

Hệ Thống Giao Dịch “BA KHUNG THỜI GIAN” và “hệ thống Đẩy” của Alexander Elder được giới thiệu vào năm 1986 và trở thành một trong những công cụ giao dịch nổi tiếng. Thời gian là phép thử khắc nghiệt nhất vì nó cho thấy hệ thoongs giao dịch có đứng vững trước những biến đổi của thị trường tài chính. Năm 2014, Alexander Elder đã cập nhật mới những hệ thống này trong cuốn sách “The New Trading For a Living”. Cá nhân người viết đã cải tiến kỹ thuật này dựa trên nguyên tắc của Elder để biến nó trở thành công cụ giao dịch hiệu quả hơn.

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG

Elder xây dựng hệ thống này và giới thiệu lần đầu tiên đến công chúng vào tháng 4 năm 1986 trong một bài báo trên tạp chí Futures. Ông sử dụng hệ thống này để giao dịch từ năm 1985, và thời gian đã chứng thực cho sự hiệu quả của nó. Elder tiếp tục chỉnh sửa hệ thống giao dịch này trong cuốn sách mới ra đời vào năm 2014 “The New Trading for a Living”. Ông bổ sung hoặc thay đổi một số đặc điểm nhỏ, nhưng nguyên tắc cơ bản không hề thay đổi: đó là đưa ra các quyết định giao dịch sử dụng kết hợp các chỉ báo và khung thời gian.

Hệ thống giao dịch ba khung thời gian áp dụng ba khung thời gian cho mỗi tín hiệu giao dịch. Khi chỉ quan sát một khung thời gian giao dịch, tín hiệu giao dịch trên khung thời gian đó lúc đầu có vẻ hấp dẫn, nhưng sau khi quan sát một hoặc hai khung thời gian khác, tín hiệu này là không tốt hoặc nên bị loại bỏ. Một tín hiệu giao dịch được xác nhận trên cả ba khung thời gian sẽ có nhiều khả năng thành công hơn.

Hệ thống giao dịch ba khung thời gian kết hợp các chỉ báo theo sau xu hướng trên khung thời gian dài hạn với chỉ báo dao động ngược xu hướng trên khung thời gian đang giao dịch. Nó sẽ mang lại tín hiệu mua hoặc bán tốt cũng như các quy tắc quản trị tiền chặt chẽ. Hệ thống giao dịch ba khung thời gian không chỉ là một hệ thống giao dịch, nó là một phương pháp, một phong cách giao dịch.

Hệ thống ba khung thời gian yêu cầu bạn kiểm tra đồ thị dài hạn trước. Đồ thị dài hạn cho phép bạn chỉ giao dịch theo chiều hướng của thủy triều- chính là xu hướng trên đồ thị dài hạn. Đồ thị dài hạn sử dụng những con sóng, ngược hướng với thủy triều để tham gia giao dịch. Ví dụ, khi xu hướng trên đồ thị tuần là tăng, những đợt giảm giá trên đồ thị ngày là cơ hội mua vào. Khi đồ thị tuần là giảm, các đợt tăng giá trên đồ thị ngày tạo ra cơ hội bán.

Khung thời gian đầu tiên – Thủy Triều.

Hệ thống ba khung thời gian bắt đầu từ phân tích đồ thị dài hạn. Hầu hết các nhà giao dịch có thói quen chỉ chú ý đến đồ thị ngày, vốn chỉ quan sát dữ liệu thị trường trong vài tháng. Nếu bạn bắt đầu bằng phân tích đồ thị tuần, tầm nhìn của bạn sẽ dài hơn gấp 5 lần.

Bắt đầu bằng việc lựa chọn khung thời gian giao dịch ưa thích và gọi là là Khung Thời Gian Cơ Bản. Đừng vội nhìn vào khung thời gian cơ bản vì nó sẽ tạo ra thành kiến đối với bạn. Ngay lập tức hãy kiểm tra khung thời gian dài hạn hơn. Đó là loại đồ thị sẽ đưa ra cho bạn chiến lược giao dịch theo thị trường bò tót hay theo thị trường con gấu. Sau đó, quay trở lại với khung thời gian cơ bản và bắt đầu đưa ra các quyết định giao dịch, ví dụ như tham gia giao dịch ở mức giá nào và nên đặt điểm dừng lỗ ở đâu.

Phiên bản đầu tiên của hệ thống ba khung thời gian sử dụng độ dốc của đường MACD Histogram như là chỉ báo theo sau xu hướng trên đồ thị tuần. Công cụ này rất nhạy và tạo ra nhiều tín hiệu giao dịch. Sau này, Elder chuyển sang sử dụng độ dốc của đường trung bình di động hàm số mũ (EMA) như là công cụ giao dịch theo sau xu hướng chính trên đồ thị dài hạn. Điều này khiến Elder phát minh ra hệ thống Đẩy (Impulse system) (Xem chi tiết ở trong sách) và sử dụng nó để quan sát ở khung thời gian đầu tiên của hệ thống ba khung thời gian. Hệ thống Đẩy kết hợp những đặc điểm tốt nhất của hai phương pháp trước đó. Nó không chỉ nhạy như MACD – Histogram mà còn nhanh hơn để phản ứng với độ dốc của đường EMA.

Khung thời gian thứ hai – Cơn Sóng.

Khung thời gian thứ hai của Hệ Thống Ba Khung Thời Gian xác định các cơn sóng ngược hướng với thủy triều. Khi đồ thị tuần là tăng, đợt giảm giá trên đồ thị ngày là cơ hội mua vào. Khi đồ thị tuần là giảm, đợt tăng giá trên đồ thị ngày là cơ hội để bán.

Khung thời gian thứ hai sử dụng các chỉ báo dao động, đã mô tả ở các chương trước, trên đồ thị ngày để tìm ra những cơ hội giao dịch theo xu hướng của đồ thị tuần. Các chỉ báo dao động tạo ra tín hiệu mua khi thị trường giảm và tín hiệu bán khi thị trường tăng. Khung thời gian thứ hai của Hệ Thống Ba Khung Thời Gian cho phép bạn chỉ thực hiện các tín hiệu trên đồ thị ngày cùng hướng với xu hướng trên đồ thị tuần.

Tóm tắt:

Chúng ta sử dụng các bước sau để tìm kiếm cơ hội mua khi thực hiện giao dịch theo sau xu hướng trên đồ thị ngày:

  • Kiểm tra đồ thị tuần: Nếu MACD Histogram có hướng đi lên (không quan trọng là nằm trên hay dưới đường 0) và nếu đường trung bình di động 20 tuần có xu hướng dốc lên thì càng tốt.
  • Elder sử dụng chỉ báo Stochastic trên đồ thị ngày để thực hiện tín hiệu mua. Cá nhân tôi thích sử dụng MA5 cắt lên MA20 ngày để thực hiện chiến lược mua.

VÍ DỤ THỰC TIỄN – TRƯỜNG HỢP CỔ PHIẾU BID

Trong báo cáo Vietnam STock View_22.5.2017_BID, tôi đã khuyến nghị mua cổ phiếu BID như sau: 

“Trader được khuyến nghị mua BID với giá 17.6-17.65. Nếu các trader nào chưa kịp vào hàng (do lưỡng lự trong phiên) có thể mua tại giá chốt 18.4. Stoploss là 16.9. Mục tiêu giá đầu tiên là 19.7 và tiếp theo là 22. Tỷ lệ giải ngân tương ứng với risk bằng 1.5% equity.”

Phân tích xu hướng trên đồ thị tuần:

Đồ thị tuần cho thấy hệ thống Đẩy là tăng giá với MACD Histogram đang tăng và MA20 tuần dốc lên. Điều này cho phép thực hiện tín hiệu mua trên đồ thị ngày. MA5 tuần chạm MA20 tuần và bật lên (tôi gọi đó là Bounce).

Ngoài ra, RSI trên đồ thị tuần là trên 50 điểm và tạo ra phân kỳ ẩn tăng giá với đường giá.

Trên đồ thị ngày ở hình 4 , Stochastic và MACD đồng loạt cho tín hiệu buy. Thậm chí chúng ta có thể xem có một mẫu hình “Cá sấu săn mồi” xuất hiện.

Phân tích xu hướng trên đồ thị ngày

Sau đó, vào ngày 25.5.2017, tôi chốt lãi khi BID chạm vào mức giá 19,700, lãi 11% sau 4 ngày nắm giữ.

Đồ thị cổ phiếu BID khi nhìn lại

Cập nhật ngày 23.6.2017. Tại sao BID bị kháng cự mạnh tại 20.50. Vì vậy, quyết định chốt bán ở vùng đỉnh 19.7 tuy không phải là đỉnh cao nhất nhưng đó cũng là quyết định hợp lý.

Theo dõi hệ thống Ichimoku, tôi nhận thấy BID bị kháng cự bởi đường Kijun trên đồ thị tháng và Span B trên đồ thị tuần. Đồng thời, đó cũng là tỷ lệ Fibonacci 50%.

Nguồn: Elibook

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

TỦ SÁCH ĐẦU TƯ

Trả lời