Tom Basso: Quý Ông Hiền Hòa

Tom Basso, thường được biết đến với biệt danh “Quý ông hiền hòa”, là một nhà giao dịch kỳ cựu kiêm nhà sáng lập công ty Trendstat Capital. Xuất thân là kỹ sư tại Công ty Monsanto, ông chuyển sang lĩnh vực đầu tư vì cảm thấy không thể phát huy hết năng lượng và đam mê của mình trong công việc cũ. Với lợi nhuận trung bình 20%/năm, Basso không  thực sự nổi bật về mặt con số tuyệt đối, nhưng ông là hình mẫu lý tưởng về sự hài hòa giữa thành công trong giao dịch và sự viên mãn trong cuộc sống. Trong bài viết hôm nay, PLM sẽ giúp bạn tìm hiểu về Basso và những bài học giá trị từ ông, được trích từ sách TÂN PHÙ THỦY TÀI CHÍNH – Đối Thoại Cùng Những Nhà Giao Dịch Hàng Đầu Nước Mỹ

1. Tiểu sử & Sự nghiệp

  • Họ tên đầy đủ: Thomas F. Basso
  • Năm sinh: 1953
  • Nơi sinh: Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
  • Học vấn:
    • Cử nhân Kỹ thuật Hóa học tại Đại học Clarkson, Potsdam, New York (tốt nghiệp năm 1974)
    • Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Illinois – Edwardsville (1980–1982)

Sự nghiệp

  • Bắt đầu sự nghiệp với vai trò kỹ sư tại Công ty Monsanto.
  • Trở thành cố vấn đầu tư được cấp phép vào năm 1980 và cố vấn hàng hóa được cấp phép vào năm 1984.
  • Thành lập Trendstat Capital Management vào năm 1984 và giữ chức vụ CEO cho đến khi nghỉ hưu.
  • Trendstat Capital từng quản lý hơn 600 triệu USD tài sản tại thời kỳ đỉnh cao.
  • Được bầu vào Hội đồng Quản trị của Hiệp hội Hợp đồng Tương lai Quốc gia (NFA) vào năm 1998.

2. Thành tích nổi bật

  • Lợi nhuận trung bình 16%/năm khi quản lý tài khoản cổ phiếu từ năm 1980, vượt hơn khoảng 5% so với S&P 500.
  • Lợi nhuận trung bình 20%/năm khi quản lý tài khoản giao dịch hợp đồng tương lai từ năm 1987, với độ biến động thấp.
  • Basso không nổi bật về mặt con số tuyệt đối, nhưng ông là hình mẫu lý tưởng về sự hài hòa giữa thành công trong giao dịch và sự viên mãn trong cuộc sống.

3. Chiến lược, Kinh nghiệm, Phong cách & Bài học rút ra

Chiến lược & Kinh nghiệm

  • Basso ban đầu bắt đầu bằng cách tự học và thực hành, giao dịch tài khoản hàng hóa với số vốn nhỏ (2.000 USD), trải qua nhiều năm thua lỗ trước khi có được lợi nhuận ổn định.
  • Phát triển và áp dụng hệ thống giao dịch định lượng, nhấn mạnh tính tự động hóa, kỷ luật, kiểm soát rủi ro và quản lý biến động.
  • Thiết lập quy tắc giới hạn rủi ro cho từng giao dịch, đảm bảo không bao giờ rơi vào trạng thái “bị loại khỏi cuộc chơi”.

Phong cách cá nhân

  • Có phong thái bình tĩnh, thư thái, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh phổ biến về nhà giao dịch căng thẳng.
  • Tận hưởng việc giao dịch như đang xem một bộ phim, duy trì quan điểm “không gắn bó cảm xúc với từng kết quả giao dịch”.
  • Thực hành thiền và quan sát bản thân, tách biệt giữa cảm xúc và hành động để duy trì sự cân bằng tâm lý.

Bài học rút ra

  • Tâm lý giao dịch là yếu tố quan trọng nhất, kế đến là kiểm soát rủi ro; việc chọn điểm mua – bán chỉ là yếu tố sau cùng.
  • Giao dịch cần phù hợp với tính cách của bạn – điều quan trọng là chọn phương pháp giúp bạn cảm thấy thoải mái, từ đó đạt hiệu suất cao hơn.
  • Tách biệt cảm xúc khỏi kết quả giao dịch, điều đó giúp bạn không bị kiệt sức hoặc mệt mỏi bởi các dao động thị trường.
  • Xem cuộc sống và thị trường như một bộ phim, để quan sát, thấu hiểu và tận hưởng, thay vì bị cuốn vào đó.

Nững đoạn phỏng vấn nổi bật của Tom Basso – Quý Ông Hiền Hòa trong sách thể hiện triết lý giao dịch đầy tỉnh thức và nhẹ nhàng của ông:


🔹 1. Giao dịch là để tận hưởng – không phải để đau khổ

“Nếu giao dịch là nguồn cơn của lo lắng, sợ hãi, thất vọng, trầm cảm hay tức giận – thì bạn đã thất bại, ngay cả khi kiếm được tiền.”
⟶ Basso nhấn mạnh: Giao dịch phải là quá trình tích cực, nhẹ nhàng và có ý nghĩa, không phải là nguồn gây tổn thương cảm xúc.


🔹 2. Bỏ lỡ cơ hội bạc triệu vì… dẫn bố mẹ đi chơi

“Tôi bỏ lỡ tín hiệu mua bạc khi đang bận đưa bố mẹ đi chơi… Lúc đó, nếu làm đúng hệ thống, tôi đã lời 30.000 USD mỗi hợp đồng – gấp 6 lần tài khoản lúc đó.”
⟶ Bài học xương máu giúp ông hình thành nguyên tắc: đã có hệ thống thì phải tuyệt đối tuân thủ.


🔹 3. Trật tự ưu tiên trong giao dịch

“Ngày trước, tôi ưu tiên hệ thống, rồi đến quản trị rủi ro, cuối cùng mới là tâm lý. Nếu làm lại, tôi sẽ đảo ngược hoàn toàn.”
⟶ Với Basso, tâm lý giao dịch là yếu tố quan trọng nhất, tiếp theo mới là rủi ro và hệ thống.


🔹 4. Buông bỏ và tách mình khỏi cái tôi

“Tôi học được cách biến mình thành người quan sát bản thân… Như thể đang xem mình diễn trong bộ phim mang tên Cuộc Sống.”
⟶ Đây là góc nhìn thiền quán và chánh niệm, giúp ông giữ vững sự điềm tĩnh và sáng suốt trước những biến động thị trường.


🔹 5. “Thành công” không chỉ là tiền bạc

“Nếu định nghĩa thành công là bình an, khỏe mạnh và tự do làm điều mình thích – thì tôi là người thành công nhất tôi biết.”
⟶ Dù không nổi bật về lợi nhuận, Basso trở thành hình mẫu cho một nhà giao dịch toàn diện và viên mãn.


 

Bạn đọc có thể đọc thêm về cuộc phỏng vấn của với Tom Basso, từ sách: TÂN PHÙ THUỶ TÀI CHÍNH – Đối Thoại Cùng Những Nhà Giao Dịch Hàng Đầu Nước Mỹ Cuốn sách có thể sẽ giúp bạn trở thành một nhà giao dịch giỏi hơn hoặc đơn giản là hiểu thêm về thế giới tài chính, cuốn sách này là một kho báu kiến thức không thể bỏ qua:

  • Bài học từ những nhà giao dịch xuất sắc nhất thế giới (Hiểu cách họ giao dịch, Rút kinh nghiệm từ thất bại, giúp độc giả tránh vết xe đổ).
  • Chiến lược giao dịch thực tế, áp dụng được ngay (Cách tiếp cận thị trường, phương pháp giao dịch đa dạng, Tư duy và tâm lý giao dịch – Yếu tố tạo nên sự khác biệt)
  • Góc nhìn đa chiều về thị trường tài chính, cùng những bài học vượt thời gian.
  • Một cuốn sách dễ tiếp cận, hấp dẫn cho mọi đối tượng (không chỉ dành cho nhà giao dịch, những bài học trong sách có thể áp dụng vào đầu tư, quản lý rủi ro, và thậm chí trong cuộc sống cá nhân)

Trả lời